Thiết kế bính âm Chu Hữu Quang

Năm 1955, Chính phủ Trung Quốc đưa Chu làm người đứng đầu Ủy ban cải cách ngôn ngữ Trung Quốc để tăng sự hiểu biết. Trong khi các ủy ban khác giám sát việc ban hành tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ quốc gia và tạo ra các ký tự đơn giản hóa chữ Hán, ủy ban của Chu đã được giao nhiệm vụ phát triển một hệ thống Latin hóa để đại diện cho cách phát âm của chữ Hán. Chu thực hiện nhiệm vụ này mất khoảng ba năm, và là một công việc toàn thời gian. Bính âm đã trở thành quốc ngữ chính thức trong năm 1958, mặc dù sau đó (như bây giờ) nó chỉ là một hướng dẫn cách phát âm, không phải là một hệ thống thay thế bằng văn bản[6]. Hệ thống bính âm của Chu dựa trên một số hệ thống từ trước. Các âm vị được lấy cảm hứng từ Gwoyeu Romatzyh (Quốc ngữ La Mã tự) năm 1928 và Latinxua Sin Wenz (Latin hóa tân văn tự) năm 1931, trong khi các dấu hiệu dấu phụ đại diện các thanh điệu được lấy cảm hứng từ chú âm.[7].

Vào tháng 4 năm 1979, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) ở Warsaw đã tổ chức một hội nghị công nghệ. Phát biểu thay mặt nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chu đề xuất việc sử dụng "Hệ thống Bính âm Hán ngữ" là tiêu chuẩn quốc tế cho chữ viết Trung Quốc. Năm 1982, chương trình này đã trở thành tiêu chuẩn ISO 7098 sau một cuộc bỏ phiếu.

Bính âm, trong thời đại hiện đại, thay thế phần lớn các hệ thống quốc ngữ cũ hơn như Wade-Giles. Nó là phương tiện chính cho hầu hết bộ gõ máy tính cho chữ Hán.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chu Hữu Quang http://news.sina.com.cn/c/nd/ng%C3%A0y http://www.china.org.cn/books&magazines/2009-03/26... http://chinesecharacteraday.com/2013/dr-adeline-ye... http://abcnews.go.com/International/wireStory/zhou... http://www.nytimes.com/2012/03/03/world/asia/a-voi... http://shanghaiist.com/2016/01/15/zhou_youguang_tu... http://www.southcn.com/nfsq/ywhc/ls/200512080262.h... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p153168714 http://web.archive.org/web/20160304185555/http://w... http://www.npr.org/2011/10/19/141503738/at-107-cel...